Đổi sữa bột cho bé
Có những cha mẹ vì muốn con có được dinh dưỡng tốt hơn nên đổi sữa cho con. Thật ra việc đổi sữa cũng cần có kiến thức, không được đổi thường xuyên. Bé vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, các chức năng của cơ thể, khả năng đề kháng ở các mặt còn yếu, hệ tiêu hoá cũng chưa hoàn thiện, đổi sữa cũng cần có quá trình. Đổi sữa cho bé cũng là một trong những giai đoạn phải trải qua, cần phải thận trọng, không được nôn nóng, nếu không sẽ gây hậu quá khó lường.
Khi bé phát triển tới một giai đoạn nhất định, cha mẹ muốn đổi loại sữa bột cho bé, có những lúc sẽ xuất hiện phiền phức lớn. Bé vốn đang rất khoẻ mạnh, đột nhiên khóc quấy, đổi sữa lại tạo nên hậu quả xấu.
1. Đổi sữa luân phiên
Khi đổi sữa cho bé, hai loại sữa trộn lẫn, cho dù là từ nhãn hiệu này đổi sang nhãn hiệu khác hay đổi sữa từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Trước tiên pha sữa cũ với 1/3 loại sữa mới, 2-3 ngày sau nếu bé không có phản ứng gì lạ thì pha với ½ lượng sữa mới, tiếp tục cho bé ăn 2-3 ngày sau nếu vẫn bình thường thì pha 2/3 lượng sữa mới, cuối cùng tới sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ. Thông thường nếu không thích ứng với sữa mới thì biểu hiện chủ yếu là bé bị tiêu chảy, nhưng phần lớn là do nồng độ sữa không đúng, nên cha mẹ cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
2. Đổi từ sữa mẹ sang sữa bột công thức
Khi bé cần từ đổi từ sữa mẹ sang sữa bột, trước tiên mỗi lần thử khoảng một thìa nhỏ, nếu không có phản ứng gì khác thường, có thể tăng dần từng thìa rồi tới đủ lượng. Sữa bột công thức phần lớn có nguồn gốc sữa bò, có thành phần dinh dưỡng gần với sữa mẹ, nhưng sữa công thức không có enzym có thể giúp bé tiêu hoá, nên khi đổi từ sữa mẹ sang sữa bột, có thể cho bé ăn đan xen sữa mẹ và sữa bò để giảm phản ứng xấu khi đổi sữa.
Cách đổi sữa cho bé khoa học nhất
Nếu cha mẹ cảm thấy bé không thích hợp ăn loại sữa đang dùng nữa thì có thể đổi nhãn sữa. Nhưng nên đổi như thế nào đây?
Nếu là đổi sữa từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 thì trước tiên pha 1/3 sữa mới, nếu không có phản ứng lạ thì tăng dần tỉ lệ sữa cũ : sữa mới lên 5:5, rồi 3:7, cứ dần dần như vậy bé sẽ dễ tiếp nhận sữa mới, cuối cùng sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ.
Nếu đổi từ sữa mẹ sang sữa bột giai đoạn 2, do sữa bột không chứa enzym giúp bé tiêu hoá như sữa mẹ nên khi đổi, trước tiên thử bằng một thìa nhỏ sữa bột, nếu không có phản ứng lạ thì tăng dần từng thìa cho tới khi đủ lượng.
Bé đổi sữa nếu không thích ứng sẽ có những biểu hiện như: đau bụng, bỏ sữa, nôn trớ, bí tiện, khóc quấy, dị ứng. Trong đó đau bụng tiêu chảy là nghiêm trọng nhất, để giảm nhẹ phản ứng xấu khi đổi sữa cha mẹ cần chú ý sự thay đổi của bé, xem có phải liên quan tới nhãn sữa không, có cần đổi sữa khác không.
Phản ứng của bé khi bị đổi sữa
Có những bé khi đổi sữa sẽ có những biểu hiện không thích ứng, ví dụ như đau bụng tiêu chảy, bỏ sữa, nôn trớ, bí tiện, khóc quấy, dị ứng. Trong đó nghiêm trọng nhất là đau bụng tiêu chảy, dị ứng sẽ biểu hiện thành ngứa da, nổi mụn đỏ.
Cần nhắc nhở các mẹ rằng, không được thay đổi sữa thường xuyên, vì hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, tiêu hoá một loại thức ăn cần có thời gian thích nghi. Có những cha mẹ cho rằng đổi sữa là đổi giữa các loại nhãn sữa khác nhau, nhưng thật ra đổi sữa các giai đoạn khác nhau của cùng một nhãn sữa hoặc tuy cùng nhãn sữa, cùng giai đoạn nhưng khác nơi sản xuất cũng là “đổi sữa”, cha mẹ cần chú ý.
Cách đổi sữa: Ngày đầu tiên cho bé ăn sữa mới vào bữa giữa nhất trong ngày, những bữa còn lại ăn sữa cũ. Ngày thứ hai hai bữa giữa nhất trong ngày ăn sữa mới, còn lại sữa cũ. Ngày thứ ba, ba bữa giữa nhất trong ngày sữa mới, còn lại sữa cũ, cứ dần dần cho tới khi sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ.
Với những bé uống sữa bột nhất định phải cho uống thêm nước đun sôi để nguội. Ví dụ bé hai tháng rưỡi, mùa hè nên uống 150ml nước, mọi người có thể tham khảo theo độ tuổi.
Đổi sữa thường xuyên có tốt không?
Hệ thống tiêu hoá của bé còn chưa hoàn thiện, cần thời gian khá dài để thích nghi với loại thức ăn mới.
Vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu, sức đề kháng cũng kém, nên tốt nhất không nên đổi sữa thường xuyên. Nhưng đôi khi đổi sữa là cần thiết, ví dụ bé bị dị ứng với loại sữa nào đó, hoặc khi tới giai đoạn mới, sữa hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nữa.
Cách tốt nhất để đổi sữa là “trộn lẫn sữa mới và cũ”: Có thể trộn sữa mới vào sữa cũ theo tỉ lệ tăng dần để bé thích ứng dần dần. Ví dụ ban đầu là ¼ sữa mới, ăn 2-3 ngày không có biểu hiện lạ thì lên 1/3 sữa mới, rồi ½, rồi 2/3 sữa mới, dần dần thay hoàn toàn sữa cũ.
Đổi sữa khiến bé bị đau bụng đi ngoài thì phải làm thế nào?
Bé đổi sữa có thể bị tiêu chảy, bí tiện hoặc dị ứng, trong đó đau bụng là thường thấy nhất. Cha mẹ cần làm gì khi bé bị đau bụng?
1. Đảm bảo nhiệt độ sữa phù hợp. Có thể mua máy hâm sữa để tránh sữa quá lạnh, kích thích đường ruột dẫn tới tiêu chảy.
2. Giai đoạn đầu khi đổi sữa cần chú ý pha sữa loãng một chút, có thể pha một chút men khô hỗ trợ tiêu hoá. Chú ý nhất định xem thành phần nguyên liệu giữa hai loại sữa có khác biệt không.
3. Khi bé bị tiêu chảy cần cho uống nhiều nước đun sôi để nguội, không thêm đường, tạm thời không cho bé uống sữa bột, có thể cho bé ăn dặm vừa độ.
NGUỒN: https://dieucanbiet.vn/doi-sua-bot-cho-be-va-5-dieu-can-chu-y-nhe-cac-me/